Trong những di sản văn hóa do triều Nguyễn (1802 – 1945) để lại trên đất Huế có một loại di sản vật thể rất đặc biệt. Đó là PHÁP LAM HUẾ. Pháp lam (pháp lang) là một sản phẩm có cốt bằng đồng, bên ngoài tráng men, có nguồn gốc từ vùng Trung Á. Nghề làm pháp lam huy hoàng và tồn tại qua 5 đời vua triều Nguyễn và để lại những giá trị tuyệt mĩ.

Tranh pháp lam của nghệ nhân Đỗ Hữu Triết

TỪ “PHÁP LANG” THÀNH “PHÁP LAM”

Là danh xưng do triều đình nhà Nguyễn đặt ra để gọi những chế phẩm làm bằng đồng tráng men nhiều màu. Pháp lam do các nghệ nhân trong quan xưởng của triều Nguyễn chế tác, tiếp thu từ kỹ nghệ “pháp lang” (falang) của Trung Quốc.

Pháp lam không phải là một nghệ thuật bình dân, mà sản phẩm này được dùng trong hoàng cung, tầng lớp quan lại triều Nguyễn. Vì thế, hiện vật pháp lam sau năm 1945 còn lại rất ít ở các phủ đệ, dinh thự. Trong dân gian, ít gia đình có thể sở hữu pháp lam. Do đó, sự phổ biến, kế tục nghệ thuật pháp lam rất bị hạn chế.

Pháp lam không chỉ là loại hình mỹ thuật mà còn là một loại vật liệu đặc biệt, được sử dụng rất nhiều trong việc trang trí nội ngoại thất các cung điện ở Huế. Đó là những tác phẩm mỹ thuật hay các chi tiết trang trí trong kiến trúc Huế. Đồ gia dụng, đồ tế tự và các mỹ thuật phẩm làm bằng pháp lam trưng bày trong các cung điện, lăng tẩm ở Huế được coi là những cổ vật quý giá mà triều Nguyễn để lại cho hậu thế.

  • Lịch sử khai sinh, tồn tại, phát triển, suy thoái và thất truyền của pháp lam Huế kéo dài chỉ hơn 60 năm (1827 – 1888), trong khi, lịch sử tồn tại và phát triển của kỹ nghệ chế tác pháp lang Trung Hoa kéo dài hơn 700 năm. Vì thế, kỹ nghệ chế tác pháp lang của Trung Hoa, từ tạo dáng, chế men, pha màu, thủ pháp trang trí, kỹ thuật nung đốt… đều hơn hẳn pháp lam Huế của triều Nguyễn.

    Kinh thành Huế

SỨC SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI THỢ VIỆT

Tuy nhiên, có một điều có thể khẳng định là triều Nguyễn đã ứng dụng kỹ nghệ pháp lam vào cuộc sống sáng tạo hơn người Trung Hoa. Trong khi người Trung Quốc, người Nhật Bản, cũng như người phương Tây, chỉ coi pháp lang / shipouyaki / émail / painted enamels như một thứ chất liệu để sản xuất ra các vật dụng sinh hoạt, thờ tự hay những món đồ lưu niệm xinh xắn, thì các nghệ nhân pháp lam thời Nguyễn đã vận dụng pháp lam như một loại vật liệu kiến trúc trong công cuộc kiến thiết các cung điện lăng tẩm ở Huế. Họ đã biết lợi dụng tính chất bền vững trước các tác động cơ – lý – hóa của chất liệu pháp lam để tạo thành các đồ án trang trí, gắn lên ngoại thất các công trình kiến trúc, vốn được xây dựng trong một vùng đất có khí hậu và thời tiết khắc nghiệt.

“Nét vẽ của Pháp lam Huế tuy thô mộc, nhưng chứa đầy cảm xúc, khác hẳn tính cầu kỳ của pháp lam Trung Quốc hay phô bày kỹ thuật cao của Pháp lam Nhật bản.”

Nhờ vậy mà trải hơn 200 năm tồn tại, các đồ án trang trí pháp lam trên các công trình kiến trúc ở Huế vẫn tươi nguyên màu sắc, khiến cho các di tích ở Huế bớt đi vẻ u buồn, trầm mặc, mà giữ nguyên nét son lộng lẫy giữa một cố đô rêu phong cổ kính.

Thấu hiểu điều đó, G+Furniture luôn mong muốn ứng dụng được nét đặc sắc và đặc biệt của pháp lam trong các thiết kế nội thất hiện đại và tạo sự kết nối chặt chẽ giữa mạch nguồn văn hóa truyền thống với nét hiện đại bấy giờ. Pháp lam Huế sẽ không chỉ được biết đến, hồi sinh mà sẽ còn phát triển mạnh mẽ, khẳng định tinh hoa văn hóa và tài nghệ Việt.

SUBSIDIARY COMPANIES

SALES POLICY

COMMITMENT
WARRANTY

0796188288