Nghề chạm bạc là nghề công phu, tỉ mỉ, chính xác hoàn hảo, đòi hỏi trình độ tay nghề người thợ rất cao. So với nhiều nghề truyền thống khác, nghề chạm bạc không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, thực tế, những nghệ nhân về chạm bạc không có nhiều, bởi để làm ra một sản phẩm chạm bạc hoàn chỉnh, cần tới 10 công đoạn khác nhau. Trong đó quan trọng nhất là các công đoạn: Trơn (cắt xẻ nguyên liệu, đấu là hàn các chi tiết), đậu (chạm những họa tiết hoa văn) và chạm (kĩ thuật quyết định sự tinh xảo hay không của sản phẩm).

Bước đổi mới phát triển của lnghệ thuật Chạm bạc – Chạm đồng

Hơn 400 năm tồn tại, nghề Chạm bạc – Chạm đồng đã trải qua nhiều thăng trầm, thời kỳ đầu của chạm bạc khi các nghệ nhân được mời lên kinh đô làm đồ dùng cho vua chúa và các mặt hàng cống phẩm. Tuy nhiên thời gian sau đó, thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và thời kỳ bao cấp, nghề chạm bạc sống thoi thóp, một số nghệ nhân đã bỏ nghề, các làng nghề gần như phải giải thể. Nhưng bằng niềm yêu nghề, các sản phẩm chạm đồng, chạm bạc tính xảo, có chất lượng cao, đa dạng mẫu mã, đã phát triển trở lại ở một số làng nghề nổi tiếng.

Bằng tư duy nghệ thuật, những người thợ sáng tạo mẫu cho từng sản phẩm và thể hiện tài năng qua từng công đoạn đục, chạm, khắc, tỉa để làm ra những sản phẩm. Sự chạm chuốt tinh xảo, đường ve, nước vuốt chuẩn mực đến từng chi tiết nhỏ có độ chênh bong cao để tạo ra các sản phẩm tinh xảo.

Ngày nay, chạm bạc – chạm đồng không chỉ còn ứng dụng trên các sản phẩm nhỏ… G+Furniture mong muốn sẽ phát triển ngành nghề truyền thống này để ứng dụng các điểm nhấn trên mặt hàng nội thất cao cấp như bàn ghế, tủ… 

Và mỗi sản phẩm nội thất ứng dụng chất liệu Chạm bạc – Chạm đồng không chỉ còn là một món đồ nội thất thông thường mà còn là một tác phẩm nghệ thuật trang trí độc đáo ấn tượng, thể hiện được tư duy, sự am hiểu cũng như quan điểm về nghệ thuật và mỹ thuật, đại diện cho phong cách sống và gu thẩm mỹ tinh tế.

CÔNG TY THÀNH VIÊN

CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG

CAM KẾT
CHẾ ĐỘ BẢO HÀNH

0796188288